Trang Thông tin điện tử

xã Định Hóa - Huyện Kim Sơn

Chủ nhật, 22/12/2024

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện và 68 năm giải phóng huyện Kim Sơn

Thứ bảy, 14/05/2022

 

 Kim Sơn là vùng đất mở, được hình thành gắn liền với sự nghiệp khai hoang mở đất của Dinh điền sứ - Tướng công Nguyễn Công Trứ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, 193 năm thành lập huyện, đã hun đúc, tạo nên con người Kim Sơn với truyền thống cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, đoàn kết, kiên cường, anh dũng, bất khuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nhất là 75 năm qua kể từ khi Đảng bộ huyện Kim Sơn được thành lập ngày 6/6/1947 cho đến nay, Kim Sơn đã giành được nhiều thành tích trong chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân và trong xây dựng quê hương đất nước, góp phần vào sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và Nhân dân.

I. Đảng bộ huyện Kim Sơn được thành lập tháng 6/1947 - một sự kiện vô cùng trọng đại, là bước ngoặt lịch sử của cách mạng huyện Kim Sơn

Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ đây lịch sử của Việt Nam nói chung, lịch sử của Kim Sơn nói riêng lại bước vào thời kỳ đen tối, người dân phải sống kiếp nô lệ lầm than.

Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, Nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, vừa làm nô lệ cho thực dân Pháp, lại phải làm thân trâu ngựa cho giặc Nhật. Cuối năm 1944, Phát xít Nhật đem quân về đóng ở Kim Sơn, chúng đàn áp Nhân dân một cách dã man. Lợi dụng thế lực của bọn quan thày, lũ địa chủ cường hào, bọn tư sản có thế lực càng ra sức vơ vét, tích trữ, đầu cơ làm giàu. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và bè lũ tay sai, Nhân dân Kim Sơn vô cùng khổ cực. Cùng với chế độ hà khắc, thực dân Pháp còn thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, hơn 90% Nhân dân bị mù chữ, cả huyện chỉ có 4 trường tiểu học. Việc lợi dụng tôn giáo và chia rẽ tôn giáo là âm mưu xuyên suốt trong chính sách xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Kim Sơn.

Là con cháu của nhà Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, Nhân dân Kim Sơn yêu tha thiết mảnh đất mà cha ông đã đổ mồ hôi, xương máu tạo dựng lên. Mặc dù việc thành lập các tổ chức cách mạng trước năm 1945 ở Kim Sơn còn rất khó khăn, nhưng với nỗi khổ cùng cực, ngột ngạt, ý thức phản kháng được tích tụ, dồn nén, chỉ chờ thời cơ là vùng lên. Đó là cuộc đấu tranh đòi tăng lương của công nhân xưởng cói Xương Lợi, là sự kiện Nhân dân nổi dậy phá kho thóc Lẫm ở xã Thượng Kiệm, Tuy Lộc, Trì Chính.

Khi lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước được Trung ương Đảng và Bác Hồ phát động trong cả nước, ngày 21/8/1945 nhân dân Kim Sơn đã đứng lên lật đổ chính quyền tay sai phản động, lập nên chính quyền nhân dân và cùng cả nước hân hoan chào đón ngày Quốc khánh 2/9 mừng nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời.

Từ ngày 21/8/1945, Uỷ ban lâm thời của huyện và các xã được thành lập. Sau ngày Tổng tuyển cử 6/01/1946, Uỷ ban lâm thời được thay thế bằng Uỷ ban hành chính theo sắc lệnh số 90/SL tháng 11/1946 của Chính phủ; một số người của Việt Minh và quần chúng tiến bộ đã tham gia vào bộ máy của Uỷ ban hành chính; chính quyền ở Kim Sơn chuyển hoá một bước quan trọng. Tiếp đó, Uỷ ban bảo vệ được thành lập - đây là tổ chức tiền thân của Ủy ban kháng chiến trong đó có đại diện của Uỷ ban hành chính và Mặt trận Việt Minh; tuy vậy, ở Kim Sơn vẫn diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa lực lượng cách mạng còn non trẻ và bọn phản cánh mạng. Chỉ sau tổng tuyển cử 7 ngày, ngày 13/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Kim Sơn, Người đã dạy: “Nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã, phải tiến hành mấy nhiệm vụ cấp bách: chống giặc ngoại xâm, trừ giặc dốt, trừ giặc đói”. Một không khí yêu nước trào dâng, các phong trào thi đua yêu nước được phát động như: Phong trào giải quyết một phần ruộng đất cho dân, đòi địa chủ giảm tô thuế như ở Thường Kiệt (Lai Thành), Đồng Đắc (Đồng Hướng); phong trào bồi trúc đê sông Vạc, sông Đáy; phát động “Tuần lễ vàng” từ ngày 17/9/1945 - 24/9/1945 do chị Thanh Am làm thư ký đã thu được 90 lạng vàng; phong trào xoá nạn mù chữ  cho 3977 người dân Kim Sơn; các "Tổ tập võ", "Tổ bảo vệ" được thành lập và luyện tập thường xuyên tiến tới hình thành Trung đội tự vệ ở các xã - tổ chức tiền thân của công an huyện Kim Sơn được thành lập tháng 8/1946.

Có thể nói, một luồng không khí mới đã lan toả trong đời sống xã hội của người Kim Sơn, quần chúng nhân dân ngày càng gắn bó, tin theo chế độ mới và tham gia bảo vệ chính quyền, các tổ chức quần chúng nhanh chóng trưởng thành. Đến năm 1947, hệ thống tổ chức mặt trận Việt Minh và Cứu quốc hội đã có từ huyện xuống xã. Đầu năm 1946, Ban cán sự Đảng được thành lập do đồng chí Long Mai đặc phái viên của Tỉnh uỷ làm Bí thư. Cuối năm 1946 một số quần chúng ưu tú đầu tiên ở Kim Sơn được kết nạp vào đảng. Tuy vậy, tình hình chính trị diễn biến hết sức phức tạp, trước yêu cầu đòi hỏi, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh uỷ Ninh Bình, sáng 6/6/1947 Hội nghị thành lập Đảng bộ Huyện Kim Sơn được tổ chức tại đình Thượng Tuy Lộc (Yên Lộc) với 21 đảng viên, 06 đồng chí trong Ban Chấp hành và đồng chí Mai Văn Tiệm được chỉ định làm Bí thư. Đây là sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng, là điều kiện hết sức cần thiết để nhanh chóng phát triển đảng viên và tổ chức Đảng, là yếu tố quyết định tới thắng lợi của phong trào cách mạng ở Kim Sơn.

II. Những chặng đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Huyện Kim Sơn trong 75 năm qua

1. Đảng bộ huyện Kim Sơn được thành lập, lãnh đạo Nhân dân trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn tay sai; huyện Kim Sơn được giải phóng

Từ 21 đảng viên khi thành lập đến tháng 8/1948, Đảng bộ huyện Kim Sơn đã có 238 đảng viên; ở tất cả các xã có sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đại hội lần thứ nhất của Đảng bộ được tổ chức ở đình Thượng Tuy Lộc (Yên Lộc) đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng là phát triển và củng cố tổ chức Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố chính quyền, xây dựng các tổ chức cứu quốc. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí do đồng chí Phan Chính làm Bí thư và đồng chí Đoàn Thu Chương làm Phó Bí thư. Đến tháng 3/1949, Đại hội Đảng bộ Huyện Kim Sơn lần thứ 2 được tổ chức ở đình Yên Lâm xã Thường Kiệt (Lai Thành).

Với 3 nhiệm vụ mà Đại hội lần thứ nhất, lần thứ hai xác định, chỉ trong 7 tháng đã phát triển 1.058 đảng viên, chính quyền được củng cố, huyện đội Kim Sơn được thành lập năm 1948; các tổ chức cứu quốc phát triển có hệ thống chặt chẽ từ huyện đến cơ sở, đây là những lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến tranh nhân dân ở Kim Sơn.

Ngày 16/10/1949, thực dân Pháp nhảy dù chiếm đóng Kim Sơn cấu kết với bọn phản động điên cuồng chống phá cách mạng; đây là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất của Đảng bộ huyện Kim Sơn. Vì vậy, Đảng bộ xác định vừa chống thực dân Pháp, vừa chống lại bọn phản động lợi dụng tôn giáo. Ở nhiều xã, lực lượng dân quân du kích phối hợp với bộ đội tổ chức đánh địch quyết liệt; tổ chức Đảng chủ động tập hợp lực lượng đảng viên, đồng thời làm tốt công tác địch vận, bám dân, bám đất xây dựng cơ sở; số đông cán bộ đảng viên kiên cường, dũng cảm, chịu đựng mọi gian khổ và hiểm nguy; một số đồng chí anh dũng hy sinh, nhiều đồng chí bị bắt tù đầy tra tấn nhưng vẫn kiên trung; nhiều gia đình chấp nhận tù đầy tra tấn đào hầm nuôi giấu cán bộ cách mạng; phong trào phá tề trừ gian, diệt bắt gián điệp, đốt điếm canh, tổ chức nhiều trận đánh làm cho địch vô cùng   hoang mang.

Bước sang năm 1954, địch liên tiếp thất bại ở nhiều nơi; kế hoạch Nava đứng trước nguy cơ phá sản, Bộ chính trị chủ trương mở chiến dịch đánh bại địch ở Điện Biên Phủ. Phát huy thế mạnh chung của chiến trường, quân và dân trong huyện đã liên tiếp tổ chức các trận đánh ở nhiều nơi; điển hình là trận phục kích tiêu diệt địch trên đường 10, đánh bót Hồi Thuần, cản phá thắng lợi cuộc càn lớn của địch vào làng Tuy Định; phong trào đánh giặc phá tề diệt ác được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, quân địch hoang mang cực độ. Đêm ngày 29/6/1954, chúng xuống tàu chạy trốn ra biển. Sáng 30/6/1954 bọn địch từ Phúc Nhạc rút về Phát Diệm bị ta chặn đánh và tan rã hoàn toàn. Thừa thắng, bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang của Huyện đã truy kích và giải phóng hoàn toàn Kim Sơn.

Ngày 30/6/1954 một ngày mà người dân Kim Sơn không thể nào quên: Kim Sơn được hoàn toàn giải phóng, nhân dân được tự do

Qua cuộc kháng chiến chống Pháp và bọn phản động, Đảng bộ quân và dân huyện Kim Sơn được tôi luyện trưởng thành và đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, giành được nhiều thành tích xuất sắc đó là: Tổ chức hàng trăm trận đánh, tiêu diệt 1.089 tên địch, bắt sống 7.048 tên, làm bị thương 11.207 tên, thu 180 súng bộ binh, phá huỷ 2 khẩu đại bác, 25 xe cơ giới, 6 xe tăng, 1 kho xăng dầu, không những thế còn đóng góp gần 100 lượng vàng, hàng vạn đồng mua công trái kháng chiến, gửi hàng vạn tấn gạo ra chiến trường đóng góp sức người, sức của làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc ách đô hộ của thực dân Pháp.

Thông qua phong trào cách mạng, hàng loạt tấm gương tiêu biểu xuất hiện đó là Anh hùng liệt sỹ Trần Quý Lý (Hùng Tiến), Đậu Quý Khiêm (Định Hoá), Anh hùng liệt sỹ - chiến sỹ giao thông kiên cường Bùi Thị Nhạn (Kim Định), Trần Văn Dũng người thiếu niên dũng cảm ở xã Đồng Hướng đã chặn địch để bảo vệ cán bộ cách mạng đã hy sinh anh dũng…

Đối với Kim Sơn, giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp là giai đoạn lịch sử hào hùng nhưng không ít phức tạp khó khăn, cũng là sự thử thách đã vượt qua của một Đảng bộ còn non trẻ trên một địa bàn vừa có tính chiến lược vừa có tính đặc thù, vì vậy giai đoạn này mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và Nhân dân huyện Kim Sơn.

2. Đảng bộ lãnh đạo khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, chi viện cho chiến trường Miền Nam (1954 - 1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới với những thách thức mới. Mặc dù bộn bề khó khăn, song Đảng bộ luôn xác định rõ các nhiệm vụ theo các thời kỳ để tập trung chỉ đạo, đó là chống địch cưỡng ép Nhân dân di cư vào Nam, tiến hành cải cách ruộng đất thực hiện quan điểm "Người cày có ruộng" đưa Nhân dân vào hoạt động làm ăn tập thể. Từ 3 HTX đầu tiên và nông trường Kim Sơn được thành lập năm 1958, đến năm 1960 đã có 169 HTX, năng suất lúa đạt 4,8 tấn/ha; đến năm 1965 Kim Sơn là một trong 5 huyện của Miền Bắc đạt năng suất 5 tấn/ha. Công tác tư tưởng được coi trọng, năm 1960 Đài truyền thanh Kim Sơn được bộ Văn hoá xếp thứ nhất Miền Bắc; công tác giáo dục được quan tâm, 90% trẻ em được đến trường, phong trào Bổ túc văn hoá được xếp thứ nhất tỉnh Ninh Bình; hàng loạt các phong trào trong các lĩnh vực được phát động và chỉ đạo thực hiện. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI chủ trương mở rộng diện tích cây cói với khẩu hiệu “Lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”. Từ năm 1961 đến cuối năm 1963 Đảng bộ tiến hành 4 kỳ Đại hội, vì vậy, Đảng bộ được củng cố vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, số đảng viên tăng lên 1.029 đảng viên; việc phát triển các đoàn thể được Huyện uỷ hết sức quan tâm, đặc biệt đã ban hành Nghị quyết của Thường vụ Huyện uỷ về công tác thanh thiếu niên và công tác phụ vận.

Có thể nói, chỉ sau 10 năm (1954 -1964) quán triệt đường lối cách mạng của Đảng, Đảng bộ Huyện đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành khôi phục kinh tế, hoàn thành cải tạo XHCN với các thành phần kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, đã làm cho Kim Sơn có sự biến đổi to lớn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.

Năm 1965 đế quốc Mỹ bị thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt”, chúng liều lĩnh mở cuộc chiến tranh cục bộ, ồ ạt đưa lính Mỹ và chư hầu vào Miền Nam đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân và hải quân. Ban Thường vụ Huyện uỷ quyết định chuyển hướng tư tưởng, tổ chức và kinh tế từ thời bình sang thời chiến. Các làng chiến đấu được hình thành, các đơn vị được trang bị thêm vũ khí, lực lượng trực tiếp chiến đấu và lực lượng phục vụ chiến đấu  được tổ chức chu đáo, chiếm tới 15% dân số; lực lượng dân quân được tăng cường chiếm tỷ lệ 9,3% dân số, 12.190 thanh niên nhập ngũ đi chiến đấu ở các chiến trường, ngày 6/9/1965 đơn vị dân quân Kim Đài đã bắn rơi máy bay phản lực Mỹ đầu tiên. Chỉ trong 3 năm từ 1966 – 1968, Kim Sơn đã chịu hàng ngàn tấn bom của Mỹ dội xuống, nhưng với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Đảng bộ vẫn đẩy mạnh sản xuất cả nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, năng suất lúa bình quân xấp xỉ đạt 5 tấn/ha; hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, đời sống Nhân dân được đảm bảo. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang Huyện đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ, trong đó dân quân Kim Đài bắn rơi 5 máy bay, dân quân Thượng Kiệm bắn rơi 2 máy bay, dân quân Văn Hải bắn rơi 1 máy bay.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà đã đóng góp gần 40 vạn tấn lương thực, gần 15 nghìn tấn thực phẩm, 1.902 con em Kim Sơn đã hy sinh tại các chiến trường, 915 thương binh, 748 bệnh binh, đã cùng với cả nước viết lên trang sử hào hùng - đánh thắng đế quốc Mỹ, đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Cũng thông qua thời kỳ này khẳng định bản lĩnh cách mạng của Đảng bộ, phát huy được sức mạnh truyền thống, huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, lập nên những thành tích tực rỡ trong một giai đoạn cách mạng hào hùng.

3. Đảng bộ huyện lãnh đạo Nhân dân Kim Sơn cùng với cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN (1975 - 1985)

Đại thắng mùa xuân 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và từng bước tiến lên CNXH với hai nhiệm vụ chiến lược là vừa xây dựng, vừa bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chiến tranh kết thúc, thị trấn Phát Diệm bị phá huỷ, hầu hết các xã bị bom Mỹ tàn phá, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII nhiệm kỳ 1975 - 1976 xác định: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát động phong trào quần chúng nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tổ chức lại sản xuất, hoàn thành mạng lưới thuỷ lợi khắc phục hậu quả thiên tai. Hàng loạt các phong trào được phát động, đó là phong trào thực hiện 6 mũi tiến công tập trung sản xuất đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính, hệ thống thuỷ nông được hoàn chỉnh tạo điều kiện cơ giới hoá nông nghiệp, tình trạng "sâu bơi" được phát hiện và đẩy lùi, cuộc sống người dân dần được cải thiện.

Năm 1977, thực hiện Quyết định số 125/CP ngày 17/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và Chỉ thị số 01/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh, 9 xã phía nam huyện Yên Khánh được sáp nhập về Huyện Kim Sơn. Đảng bộ đã sớm ổn định công tác tổ chức, tập trung chỉ đạo thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư về cải tiến công tác khoán trong nông nghiệp, năng suất lúa đạt 48 tạ/ha, tổ chức quai đê lấn biển mở rộng diện tích trồng cói, phát triển tiểu thủ công nghiệp, tăng cường công tác xây dựng đảng, đã có 5.064/5.336 đảng viên được phát thẻ. Tuy vậy, đây cũng là thời kỳ gặp không ít khó khăn, thiên tai mất mùa liên tiếp, nhiều Hợp tác xã nông nghiệp không giữ vững được nhịp độ sản xuất, cơ chế quản lý theo kiểu hành chính quan liêu bao cấp, một số Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trong tình trạng suy thoái.

4. Đảng bộ Huyện Kim Sơn lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn (1986 - 2022)

 Cùng với khó khăn của cả nước, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh, Tỉnh uỷ Ninh Bình, Đảng bộ huyện Kim Sơn đã vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, cùng với sự năng động, nhạy bén của người Kim Sơn, nhất là những năm 1986-1991, giành được nhiều kết quả tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng đảng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Ngày 01/4/1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập, đây là sự kiện rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn, tác động sâu sắc đến tình hình Kim Sơn, tạo ra luồng sinh khí mới. Cán bộ , đảng viên và Nhân dân phấn khởi hăng hái lao động sản xuất, công tác và học tập, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra.

Thực hiện Nghị định số 59/CP ngày 04/7/1994 của Chính Phủ, 9 xã phía nam của huyện Yên Khánh tách khỏi huyện Kim Sơn, từ ngày 02/9/1994 huyện Kim Sơn hoạt động theo đơn vị hành chính mới.

Tiếp đó là Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, XX, XXI, XXII, XXIII và XXIV. Trong giai đoạn này, Đảng bộ huyện luôn xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ huyện uỷ đã đề ra nhiều nghị quyết, giải pháp phù hợp để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của huyện, tranh thủ thời cơ, vận hội, sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, tập trung lãnh đạo, do vậy kinh tế huyện nhà tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, từ năng suất sang chất lượng, đặc sản, sản xuất theo hướng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được quan tâm; hạ tầng được đầu tư xây dựng; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, các trường học được xây dựng cao tầng và chuẩn hóa; bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng; an ninh chính trị được giữ vững; quốc phòng được tăng cường.

III. Những thành tựu nổi bật

Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nhất là sau 30 năm tái lập tỉnh, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự chỉ lối, soi đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh mà trực tiếp là sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng bộ và Nhân dân huyện Kim Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn, giành nhiều thành tựu quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực:

- Về phát triển kinh tế:

  Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, toàn diện, bền vững tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh, nên đã giành được thắng lợi lớn cả trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Kim Sơn luôn là huyện dẫn đầu của tỉnh về năng suất lúa, bình quân hàng năm đạt trên 120 tạ/ha, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 100.000 tấn;  diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ngày càng tăng (năm 2021 huyện đã đưa vào sản xuất thử nghiệm thành công giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ với diện tích khoảng gần 30 ha tại xã Chất Bình) góp phần nâng giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt 177 triệu đồng. Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất từ các chương trình dự án, huyện đã chủ động nghiên cứu ban hành nhiều cơ chế chính sách để thúc đẩy nền nông nghiệp, như Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 11/8/2016 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Đề án số 01/ĐA-UBND, ngày 22/3/2022 về phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Kim Sơn giai đoạn 2022-2025. Thế mạnh chăn nuôi của huyện đang được quan tâm phát triển theo hướng trang trại, gia trại và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, hàng năm cho lợi nhuận hàng tỷ đồng. Với lợi thế là huyện ven biển, tận dụng điều kiện tự nhiên có sẵn, Huyện uỷ, HĐND, Uỷ ban nhân dân huyện đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thuỷ, hải sản, coi đây là thế mạnh để phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân. Sản lượng thủy sản bình quân hàng năm đạt trên 26.000 tấn. Riêng năm 2021 sản lượng thuỷ hải sản toàn huyện đạt gần 30.000 tấn (trong đó, sản lượng nuôi trồng trên 25.000 tấn, sản lượng khai thác gần 5.000 tấn). Sản xuất giống thủy sản của huyện đã đạt kết quả, bước đầu xây dựng được thương hiệu: Ngao, cua, hàu và một số giống cá. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình, cơ sở sản xuất, nuôi trồng, khai tác thuỷ hải sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, mô hình ươm nuôi, khai thác ngao khu vực Cồn Nổi khá phát triển, trung bình một ha cho doanh thu trên 300 triệu đồng/năm. Ngày 24/4/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Từ đây mở ra hướng mới để kinh tế biển Kim Sơn phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.

Ngành Công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng bình quân trên 12,5%/năm. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn huyện có 25 làng nghề được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận làng nghề truyền thống. Cụm công nghiệp Đồng Hướng từng bước được đầu tư mở rộng, đã có 10 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn liên tục tăng (năm 2015 đạt 2.557 tỷ đồng, năm 2020 đạt 3.825 tỷ đồng); dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông cơ bản đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân. Giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 21,6 triệu USD.

 Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của các cấp uỷ, chính quyền, sự quan tâm của TW, của tỉnh, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt nhiều kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhân dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục tỷ đồng, hiến tặng hàng nghìn mét vuông đất để làm đường, xây dựng trường học, và nhà văn hoá thôn, xóm. Nhiều nếp nhà, nhiều ngôi trường mới, nhà văn hoá được xây dựng khang trang, những con đường bê tông rộng rãi đã vươn xa đến tận các thôn, đến từng ngõ, xóm; phong trào xây dựng chỉnh trang hạ tầng đô thị, đường điện chiếu sáng công cộng, trồng cây xanh, đường hoa…được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân hưởng ứng, tham gia. Trong 10 năm, từ năm 2011-2020, tổng nguồn vốn đã thực hiện là: 4.196,6 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp (tiền mặt, công trình, ngày công lao động, đầu tư phát triển sản xuất tương đương 1.677, 2 tỷ đồng). Đến hết năm 2021 toàn huyện đã có 21/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Đồng Hướng); 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thượng Kiệm, Lưu Phương), có 16 thôn, xóm đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, dự kiến cuối năm 2022, huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống Nhân dân, Kim Sơn đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là điện, đường, trường, trạm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục từng bước được đầu tư, nâng cấp theo hướng các trường học đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, toàn huyện đã có 78/78 trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 100%, trong đó: Mầm non 25/25 trường; Tiểu học 26/26 trường; THCS: 24/24 trường; TH&THCS 3/3 trường; 100% các xã, thị trấn có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; trên 90% đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa; đã hoàn thành dự án nâng cấp đê biển Mình Minh 2, hành khẩu đê Bình Minh 3; xây dựng đê Bình Minh 4; nâng cấp cải tạo tuyến đường ĐT481, ĐT480, QL10, đường Nam sông Ân, nạo vét sông Ân, sông Hoành Trực, sông Cà Mâu; kè đê sông Vạc, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, âu Kim Đài... Huyện tập trung hoàn thành việc lập các quy hoạch như: Quy hoạch phân khu đô thị Phát Diệm; Quy hoạch chung xây dựng đô thị thị trấn Bình Minh; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã trong huyện; Quy hoạch phát triển kinh tế vùng bãi bồi ven biển. Đã và đang triển khai xây dựng các công trình, dự án tại khu trung tâm hành chính của huyện. Hiện tại nhiều công trình trụ sở các cơ quan và một số tuyến đường đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng, trong đó có trụ sở làm việc của HĐND, UBND huyện; đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục công trình trụ sở làm việc của Huyện ủy, Trung tâm văn hóa thể thao, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng

- Về văn hoá - xã hội:

Các hoạt động văn hoá, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân. Hàng năm có trên 80% số gia đình được công nhận gia đình văn hoá; các tập tục lạc hậu được đẩy lùi, truyền thống văn hoá tốt đẹp được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

Chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học được nâng lên; số học sinh của huyện thi đỗ vào các trường Đại học mỗi năm có từ 500 đến 780 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học; kết quả xếp loại các trường THPT về số lượng học sinh thi đỗ đại học trên toàn quốc, huyện Kim Sơn có 02 trường đạt thứ hạng cao đó là: Trường THPT Kim Sơn A và Trường THPT Kim Sơn B. Chất lượng phổ cập giáo dục, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn được duy trì, củng cố vững chắc; triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo đúng kế hoạch. Đặc biệt, năm 2020 huyện Kim Sơn có 1 học sinh đạt ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olimpia năm thứ 20, đó là em Nguyễn Thị Thu Hằng, trường THPT Kim Sơn A.

 Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho Nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, chủ động kiểm tra, giám sát phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Đặc biệt các cấp, các ngành, địa phương và Nhân dân trong huyện đã tích cực, phòng, chống dịch Covid-19, từng bước thích ứng an toàn và chủ động kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn. Ngành y tế tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; lấy mẫu xét nghiệm, quản lý, giám sát các trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung và tại nơi cư trú; truy vết, xét nghiệm các đối tượng liên quan đến các ca bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện; triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân đảm bảo tiến độ, an toàn. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và trẻ em từng bước được xã hội hoá, tỷ lệ sinh bình quân hàng năm giảm 0,25‰, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng bình quân mỗi năm giảm 1,5%. Các chính sách xã hội được quan tâm đúng mức, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 16,46% năm 2010 xuống còn 2,95% năm 2015 và 1,76% năm 2020; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 50,05 triệu đồng.

- Về an ninh quốc phòng:                        

An ninh chính trị, quốc phòng luôn được đảm bảo ổn định, giữ vững và tăng cường góp phần quan trọng vào xây dựng Đảng, bảo vệ chế độ và phát triển kinh tế xã hội. Công tác Quân sự, quốc phòng, biên phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân; nâng cao chất lượng công tác và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện. Hàng năm huyện đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giữ gìn an ninh, trật tự ATXH ở khu vực biên giới luôn được đẩy mạnh và duy trì tốt. Các lực lượng vũ trang như công an, quân sự, kiểm lâm và biên phòng Kim Sơn luôn chủ động, nắm chắc tình hình trên biển, đảo. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo. Liên tục mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá một số ổ nhóm ma túy, cờ bạc, tín dụng đen; giữ vững trật tự ATGT và TTCC, không để xảy ra bị động, bất ngờ, nhất là trong dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm. Duy trì tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTCC, TTATGT, ra quân giải tỏa, tháo dỡ lều lán, ô dù, biển quảng cáo, vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; thực hiện tốt Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo nổ

-  Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị:

Đảng bộ luôn đề cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; tự hào về truyền thống văn hoá, lịch sử của quê hương, đất nước. Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chỉ thị 06 - CT/TW (khóa XI), Chỉ thị 03 - CT/TW, Chỉ thị 05 - CT/TW (khóa XII), Kết luận số 01-KL/TW (khóa XIII) của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự tin tưởng, đoàn kết, thống nhất trong Đảng, niềm tin trong Nhân dân. Ban Thường vụ Huyện uỷ luôn quan tâm, coi trọng, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng cụ thể, sâu sát cơ sở; công tác cán bộ được triển khai đồng bộ, bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục ở tất cả các khâu; việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ được quan tâm nhất là việc bố trí cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn không phải là người địa phương; nội dung, nề nếp sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên; phân công các đồng chí Thường vụ, Huyện ủy viên, lãnh đạo, cán bộ các cơ quan của huyện duy trì nề

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 130704

Trực tuyến: 59

Hôm nay: 586