Trang Thông tin điện tử

xã Định Hóa - Huyện Kim Sơn

Chủ nhật, 22/12/2024

Tuyên truyền kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn

Thứ năm, 28/03/2024

Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn là dịp để các thế hệ người dân Kim Sơn thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn đổi với các thế hệ cha ông đã có công mở đất, lập huyện, chiến đấu bền bỉ và ngoan cường để bảo vệ và xây dựng quê hương. Đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về lịch sử, con người, vùng đất Kim Sơn, từ đó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, với quyết tâm, ý chí khát vọng vươn lên, phần đấu xây dựng Kim Sơn ngày càng giàu, đẹp, văn minh. Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử, trân trọng giới thiệu nội dung tuyên truyền “kỷ niệm 195 năm thành lập huyện (5/4/1829-5/4/2024), 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn (30/6/1954-30/6/2024”. Tài liệu do Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên soạn.

III. Kim Sơn cùng cả nước xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (5/1975 đến nay)

1. Giai đoạn từ 1975-1985

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 Tổ quốc hoà bình, thống nhất, cả nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, chiến tranh kết thúc để lại hậu quả nặng nề cho huyện Kim Sơn.

Trong 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1985), huyện Kim Sơn đã trải qua những biến động lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự điều hành quản lý của UBND huyện, quân và dân huyện nhà đã từng bước khắc phục khó khăn để khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Sản xuất nông nghiệp phát triển hơn trước cả về năng suất và sản lượng. Năng suất bình quân 5 năm 1981-1985 đạt 52,1 tạ/ha, năm 1985 sản lượng cói toàn huyện đạt 9,000 tần; Giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao có mặt phát triển.

Toàn huyện đã huy động trên 60.000 ngày công, trên 100.000 mống tre và 70.000 cây tre để trồng 12km bờ biển, các điểm trực chiến và phục vụ chiến đấu, điều động hàng trăm thanh niên, bộ đội tái ngũ tăng cường cho các đơn vị biên giới, góp phần cùng quân và dân cả nước đẩy lùi quân xâm lược khỏi biên giới trong 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.

Sau 10 năm, tình hình kinh tế của Kim Sơn có những biến đổi, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy vậy, huyện nhà thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn cả nước thống nhất, bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội gặp muôn vàn khó khăn thử thách; do hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế địa phương nhỏ bé, vừa lạc hậu về kỹ thuật sản xuất, cơ sở vật chất nghèo năn, cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu hành chính quan liêu bao cấp, bộ máy cồng kềnh kém hiệu qua nên nhìn chung, tình hình sản xuất phát triển kém, đời sống cán bộ và nhân dân rất khó khăn, nhiều hợp tác xã nông nghiệp không giữ được nhịp độ sản xuất, bình quân thu nhập của hợp tác xã, xã viên thấp, không đảm bảo đời sống, không có tích lũy để tái sản xuất; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khan hiếm, đời sống nhân dân trong huyện và trong cả nước hết sức khó khăn.

2. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay

Kế thừa và phát huy truyền thống, cùng với sự phát triển chung của công cuộc đổi mới và thành quả hơn 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã nâng cao bản lĩnh, đoàn kết, khắc phục khó khăn, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể lãnh đạo huyện nhà vững bước đi lên và đã giành được những kết quả tương đối toàn diện:

Về kinh tế - xã hội:

Phát triển kinh tế- xã hội luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kế thừa và phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện ngông nghiệp, từ năm 2010 đến nay, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã có nhiều chủ trương, giải pháp, ban hảnh nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp và đã có chuyển biến rõ rệt.

Cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất chuyển dịch nhanh và hiệu quả; là huyện luôn dẫn đầu của tỉnh về năng suất lúa; từ năm 2021 đã sản xuất thành công giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ tại Chất Bình, năng suất đạt 69,4 tạ/ha; sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản hàng năm đạt trên 36.000 tấn/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp năm 2023 đạt 200 triệu đồng, tăng 113 triệu đồng so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 61 triệu đồng gấp 5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến nay giảm còn 2,71%.

Để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống Nhân dân, Kim Sơn đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là điện, đường, trường, trạm, nhả văn hóa; trọng tâm là lập, công bố, công khai và triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung xây dựng khu vực từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, huyện Kim Sơn đến năm 2040; thực hiện tích hợp đồng bộ quy hoạch các ngành kinh tế và quy hoạch không gian biển vào quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn như: Khu công nghiệp Kim Sơn tại vùng ven biển; cụm công nghiệp Chất Bình, cụm công nghiệp Xuân Chính, mở rộng cụm công nghiệp Đồng Hướng; quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã; quy hoạch mở rộng không gian đô thị Phát Diệm; điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Bình Minh; từng bước hoàn chỉnh hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện.

Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; phát triển, hình thành các đô thị mới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa theo quy hoạch. Tham gia tích cực các phần việc được phân công trong các dự án đầu tư quan trọng của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn (Dự án Âu Kim Đài; kè Côn Nổi; dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu đô thị Phát Diệm, tuyến đường bộ ven biển; tuyển dường Bái Đính - Kim Sơn; tuyển đường kết nối QL.10 với QL.12B đoạn Yên Mô - Kim Sơn,...); đẩy nhanh tiến độ hoản thành và đưa vào sử dụng các công trình, dự án do huyện làm chủ đầu tư (trụ sở làm việc của Huyện ủy, khu trung tâm thể dục, thể thao; khu công viên văn hóa cộng đồng; xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 12B đến trung tâm thị trấn Bình Minh; cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐT481B (đoạn từ đường QL21B đến ngã ba đường đi đò Đức Hậu; xây dựng tuyến đường B5 đoạn từ công CT6 đến CT11, xã Kim Trung, các tuyến đường giao thông tại Khu trung tâm hành chính mới của huyện,....); tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý dứt điểm các tổ chức, cả nhân trong việc vi phạm xây dựng trái phép các công trình xây dựng.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển; thực hiện nghiêm túc các quy định về đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo khả năng cân đối vốn, không để phát sinh nợ xây dựng cơ bản. Nỗi bật là phong trào xây dựng nông thôn mới, như một luồng gió mới thổi vào các vùng quê, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình ủng hộ.

Trong hơn 10 năm (2010-2022) triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, cán bộ, đảng viên, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đã tham gia đóng góp hơn 130 tỷ đồng tiền mặt, trên 100 nghìn ngày công lao động, hiến trên 90 ha đất, tháo dỡ hơn 1000 m2 tường rào... để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hoá, khu vui chơi, cải tạo nội đồng.... Năm 2023, huyện Kim Sơn đã tổ chức thành công Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước 02 năm so với kế hoạch tỉnh giao, được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân đánh giá cao.

Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm đầu tư nâng cấp. Đến nay toàn huyện có 100% trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, 26 trường đạt chuẩn mức độ 2 (8 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 4 trường THCS), chiếm 33,33%. Số học sinh của huyện thi đỗ vào các trường đại học hàng năm đều tăng.

Hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao tử huyện, đến xã, xóm được quan tâm đầu tư xây dựng; 100% các xã, thị trấn, các thôn, xóm, khối, phố có nhà văn hoá, khu thể thao phổ thông.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá được triển khai thực hiện, huyện có 06 di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, 33 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2023 đạt 92,15%.

Đoàn kết lương, giáo trong huyện tiếp tục được phát huy, huyện Kim Sơn điểm sáng về phong trào hiến tặng giác mạc được đông đảo nhân dân nhất là đồng bào Công giáo tham gia, đến hết năm 2023 Kim Sơn có trên 12.560 người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, đã có trên 422 người hiến giác mạc, dẫn đầu về số lượng người hiến trên cả nước được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế ghi nhận và biểu dương đơn vị dẫn đầu toàn quốc.

*Công tác xây dựng Đảng được tập trung thực hiện đồng bộ, công tác tổ chức bộ máy, cán bộ được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát Đàng được tăng cường; công tác dân vận được đẩy mạnh; công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tập trung chỉ đạo, phương thức lãnh đạo của cấp uỷ các cấp được chú trọng đổi mới, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và đặc điểm của từng giai đoạn.

Từ 21 đảng viên khi mới thành lập, đến nay Đảng bộ huyện có 72 đảng bộ, chỉ bộ trực thuộc Huyện uỷ, 8.458 đảng viên, trong đó có 968 đảng viên là người có đạo. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của HĐND và UBND các cấp ngày càng đáp ứng yêu cầu; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể được chú trọng đổi mới, góp phần quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, dân chủ được phát huy, nhân dân phấn khởi, và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyên các cấp.

Có thể khẳng định, trong thời kỳ đất nước hoà bình, thống nhất và nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, quân và nhân dân huyện nhà luôn phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua những khó khăn thử thách, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực; năm 2012 Đảng bộ, quân và Nhân dân huyện nhà vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng "Huân chương Độc lập hạng Ba". Những kết quả đó sẽ là nền tảng, là động lực cho huyện nhà bước tiếp, bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới.

(Còn tiếp)

Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 130519

Trực tuyến: 35

Hôm nay: 401