Đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - nơi lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử
Đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ ở xã Quang Thiện được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992, nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là chứng tích lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử của đất và người vùng đất mở Kim Sơn.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ tọa lạc tại xóm 16, xã Quang Thiện, là nơi thờ Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, người có công lãnh đạo công cuộc khẩn hoang vùng đất bùn lầy, lau sậytạo lập huyện ven biển Kim Sơn trù phú, dân đông, vật thịnhngày nay.
Ngược dòng lịch sử, cách đây 195 năm, Kim Sơn còn là một vùng hoang vu, đầy lau sậy, với khát vọng kiến tạo cuộc sống thái bình no ấm cho nhân dân, tháng Mười năm Mậu Tý (1828) Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ với chủ trương “Khẩn hoang để yên nghiệp dân nghèo” và được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận. Với tài chỉ huy của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ cùng sự trợ giúp của các vị chiêu mộ, bán phụ chiêu mộ, nguyên mộ - những người đi mở đất đã kiên cường vượt qua gian khổ, vật lộn với khắc nghiệt của thiên nhiên, để sau 5 tháng thực hiện khai phá vùng đất hoang hóa ven biển thành lập huyện mới với tên gọi Kim Sơn vào ngày 05/4/1829.
Đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tọa lạc tại xóm 16, xã Quang Thiện.
Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, năm 1856 người dân Kim Sơn đã lập khu Sinh Từ (tức Đền thờ sống). Hàng năm, vào dịp sinh nhật của Doanh điền sứ, nhân dân lại mở hội mừng thọ ông. Sau khi ông mất (năm 1858) nhân dân xây dựng Tiền đường là nơi thờ Doanh điền Nguyễn Công Trứ. Còn gian nhà cũ được dùng làm Chính cung. Từ đây, ngôi đền được đổi tên thành Truy Tư Từ. Điều đặc biệt của ngôi Đền khi tiền thân là căn nhà ba gian, ngụ tại ấp Lạc Thiện, nơi Doanh điền Nguyễn Công Trứ ở và làm việc trong suốt quãng thời gian lãnh đạo khẩn hoang, tạo lập huyện Kim Sơn.
Điện thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - người có công lãnh đạo công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn.
Đền có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (Hán tự), Tiền đường 5 gian, Hậu cung 3 gian. Bên tả, bên hữu của Tiền đường có 2 cột đồng trụ, bên trong Tiền Đường có hương án, giá trống, giá chiêng và 3 bức đại tự chữ Hán thể hiện tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ của nhân dân huyện Kim Sơn đối với Doanh điền sứ. Gian giữa của Hậu cung 3 gian là nơi để bàn thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Trên bàn thờ có một bát hương bằng men sứ trắng, cao 50cm, họa tiết màu xanh thẫm vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt. Tương truyền, đây là bát hương cổ rất quý có từ đời nhà Trần. Hai gian bên của Hậu cung là hai bàn thờ để bài vị lớn thờ những vịchiêu mộ, nguyên mộ có công cùng Doanh điền sứ Nguyễn CôngTrứ “khai hoang, mở đất”.
Đền thờ không chỉ là điểm đến tâm linh của các thế hệ người dân Kim Sơn và du khách thập phương ngưỡng mộ tài, đức của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, nơi đây còn là “địa chỉ đỏ”, chứng tích lịch sử ghi dấu sự hình thành, xây dựng, phát triển vùng đất mở Kim Sơn. Đồng thời, cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể. Hằng năm vào dịp Chính Kỵ (14/11 âm lịch), huyện Kim Sơn long trọng tổ chức Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ - lễ hội lớn nhất của người dân nơi đây. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 12/11-14/11 âm lịch) gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức tế lễ, dâng hương tại đền thờ Nguyễn Công Trứ với sự tham gia của hàng trăm đoàn tế lễ từ các làng, các xã và cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Trong 3 ngày, các phần tế Cáo yết, Chính kỵ và tế Tạ được diễn lần lượt và theo đúng trình tự cũng như phong tục vốn có.
Phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ mang đặc trưng của đất và người nơi đây như: Bơi trải trên sông Ân, tổ tôm điếm, cờ người, chọi gà, kéo co, đập niêu. Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội diễn ra đêm liên hoan văn nghệ tri ân công lao của Doanh điền sứ với các tiết mục hátXẩm, Ca trù, Chèo, Văn.Điểm gây ấn tượng của những tiết mục này khi diễn viên là những người dân địa phương; nội dung trong từng vở diễn và lời ca đều ít nhiều liên quan đến thân thế, sự nghiệp, sự đóng góp của Doanh điền sứ trong công cuộc khẩn hoang, yên nghiệp dân nghèo ở huyện Kim Sơn; ca ngợi Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mừng quê hương, đất nước đổi mới.
Có thể thấy, bên cạnh yếu tố tâm linh trong việc tổ chức các hoạt động tế lễ thì Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ được tổ chức hằng năm đã và đang góp phần trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc, trong đó có những làn điệu ca Trù vô cùng đặc sắc.
Các hoạt động bơi trải, cờ người, tổ tôm điếm tại Lễ hội Đền Nguyễn Công Trứ năm 2023.
Sinh thời Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ không chỉ có công chiêu dân, khai hoang, lập ấp mà còn có nhiều đóng góp về lĩnh vực văn hóa, trong đó Hát nói (ca Trù)ngày nay tại Đền thờ đã trở thành điểm đến lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất Kim Sơn và còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ của địa phương, nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ nghệ thuật, góp phần khôi phục, gìn giữ và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống như: ca Trù, hát Xẩm trên mảnh đất “Núi vàng”.
Kim Sơn gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống ca Trù.
Công tích, cuộc đời và tên tuổi của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ luôn còn mãi với thời gian. Khi ông còn sống, người dân Kim Sơn đã lập Đền thờ sống gọi là Sinh Từ. Khi ông mất, Truy Tư Từ nơi thờ ông vẫn bốn mùa hương khói, nhắc nhớ cho các thế hệ người dân Kim Sơn về lịch sử cha ông dày công mở đất, lập huyện, góp phần giáo dục đạo lý truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc.
Minh Hằng
-
Kim Sơn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Uốn ván-Bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Thứ tư, 18/12/2024
-
Ngày làm việc thứ hai và Bế mạc kỳ họp thứ Hai mươi tư, Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026
Thứ năm, 12/12/2024
-
Khai mạc Kỳ họp thứ Hai mươi tư, Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026
Thứ tư, 11/12/2024
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ tư, 20/11/2024
-
Công an huyện Kim Sơn: Đảm bảo an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
Thứ hai, 04/11/2024
-
Kỳ họp thứ Hai mươi hai HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua 8 Nghị quyết quan trọng
Thứ ba, 15/10/2024
-
MTTQ Việt Nam huyện tiếp nhận gần 1 tỷ 600 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi)
Thứ tư, 18/09/2024
-
Tết Trung thu trao gửi yêu thương
Thứ hai, 16/09/2024
-
Người dân Kim Sơn hướng về đồng bào vùng lũ
Thứ bảy, 14/09/2024
-
Kim Sơn khẩn trương phòng chống, ứng phó bão số 3
Thứ sáu, 06/09/2024
-
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ban hành: 09/05/2024
-
Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ban hành: 03/04/2024
-
QĐ ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đat chuẩn đô thị văn minh
Ban hành: 18/02/2022
-
Giới thiệu điểm mới tại thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 về phương pháp tính thuế GTGT
Ban hành: 20/09/2017
-
Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính
Ban hành: 27/04/2017
-
Quyết định về việc ban hành Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
Ban hành: 05/04/2017
-
Quyết định Ban hành Quy chế hoạt động của ban biên tập trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình
Ban hành: 03/03/2017
-
Kế hoạch sưu tầm, tư liệu, tài liệu, hiện vật để chuẩn bị trưng bầy tại nhà truyền thống thành phố Ninh Bình
Ban hành: 08/02/2017
-
Quyết định về việc ban hành trương trình công tác năm 2017
Ban hành: 19/01/2017
-
Kế hoạch thực hiện chương trình toàn khóa số 2
Ban hành: 04/01/2017
Lượt truy cập: 130372
Trực tuyến: 20
Hôm nay: 254