Đón Tết Độc lập, nhân dân Kim Sơn nhớ về Người
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân ta hướng về kỷ niệm 79 năm Quốc Khánh 2/9, ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa-Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhớ về Người-vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh-Danh nhân văn hóa thế giới, chúng ta càng tự hào như được tiếp thêm sức mạnh, tinh thần to lớn để cùng đoàn kết, gắn bó, xây dựng một Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Người hằng mong ước.
Đồng chí Mai Khanh, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh, Bí thư Huyện ủy thăm Lão thành cách mạng Phạm Thị Lợi nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. Sáng 02/9/1945, vào thời khắc thiêng liêng của lịch sử, trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới, trong sắc nắng dịu dàng của tiết trời thu, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên Quảng trường Ba Đình lộng gió, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời của Người là lời non nước, hiệu triệu toàn dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc, của Nhân dân. Và lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập ấy đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam, quyết vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Từ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, người dân Việt Nam bắt đầu một cuộc sống mới. Phấn khởi và tự hào, toàn dân bắt tay vào sự nghiệp đấu tranh đầy gian khổ hy sinh, không tiếc của cải và cả máu xương, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng đất nước.
Tiếp nối thành quả của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, nhân dân Kim Sơn đã đoàn kết một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng, giải phóng quê hương.
Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Kim Sơn ghi lại:Trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, nhân dân Kim Sơn đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, chống lại chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền, đem lại độc lập, tự do. Những ngày cuối tháng Tám năm 1945, tin Gia Viễn khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi lan nhanh, động viên quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Mặc dù lúc đó ở Kim Sơn chưa trực tiếp có sự lãnh đạo của Đảng nhưng vì mong ước có cách mạng từ lâu và được đón nhận phong trào cách mạng của cả nước đã tạo ra thời cơ cách mạng ở Kim Sơn.
Ngày 21/8/1945, có hơn 2.000 người tập trung ở Phát Diệm, cờ đỏ sao vàng, giăng khẩu hiệu vừa đi vừa hô “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Ủng hộ Mặt trận Việt Minh”- một không khí cách mạng sục sôi trong lòng người dân Kim Sơn. Đoàn người biểu tình vượt qua đồn binh đóng ở cầu Trì Chính càng đi càng đông, kéo thẳng vào huyện đường, chính quyền bù nhìn phải ngoan ngoãn đầu hàng, sau đó đoàn người quay về chiếm đồn binh, binh lính không dám chống cự, sẵn sàng nộp vũ khí. Ngay sau đó, chính quyền tay sai ở các xã cũng tan rã và bàn giao cho Ủy ban lâm thời. Chính quyền của chế độ cũ đã hoàn toàn sụp đổ ở Kim Sơn.
Như vậy, ngày 21/8/1945 là ngày đánh dấu khởi điểm cách mạng đến với nhân dân Kim Sơn. Từ đây, phong trào cách mạng ở Kim Sơn đã bước sang thời kỳ vẻ vang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Kim Sơn cùng nhân dân cả nước bước sang kỷ nguyên mới-kỷ nguyên độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Và trong không khí hân hoan cùng dân tộc, nhân dân Kim Sơn đã tổ chức cuộc diễu hành chào mừng ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2/9/1945.
Trong suốt chặng đường đấu tranh cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tinh thần đoàn kết lương-giáo luôn được khơi dậy mạnh mẽ bởi nhân dân Kim Sơn luôn khắc ghi lời dặn của Người khi về nói chuyện với đồng bào lương giáo ở nhà hát Nam Thanh tháng 01/1946. Người căn dặn: Mọi người Việt Nam dù là Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo, phải nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. “Đức Chúa đã hy sinh vì nhân loại, Người vì loài người mà hy sinh phấn đấu còn chúng ta thì hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Kính Chúa nhưng phải yêu nước. Nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã”. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Nhân dân Kim Sơn vừa sản xuất, vừa trực tiếp chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến với quyết tâm "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, thực hiện phong trào thi đua “ Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”.
Trong đạn bom của giặc Mỹ, lớp lớp thanh niên Kim Sơn đã hăng hái lên đường phục vụ chiến đấu trên các chiến trường. Kết thúc chiến tranh, Cán bộ, Nhân dân và Lực lượng vũ trang huyện, nhiều đơn vị, người con của Kim Sơn tự hào được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; hàng nghìn cá nhân, tập thể, gia đình được tặng Huân, Huy chương, Bằng Tổ quốc ghi công.
Trong công cuộc xây dựng quê hương, nhiều đơn vị của Kim Sơn đã vươn lên đạt Cờ đầu của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc như: Hợp tác xã Nông nghiệp Dưỡng Điềm (xã Hồi Ninh) - đơn vị dẫn đầu toàn miền Bắc về năng suất lúa đạt 5 tấn/ha; phong trào bổ túc văn hóa xã Kiến Trung (xã Kim Chính ngày nay) đứng đầu miền Bắc, được Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa; phong trào dạy học lớp vỡ lòng, mẫu giáo xã Lưu Phương 3 năm liền giữ lá cờ đầu của tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt phong trào "Tiếng hát át tiếng bom" được phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Năm 1960, Đài Truyền thanh huyện Kim Sơn được Bộ Văn hóa xếp thứ Nhất toàn miền Bắc. Năm 1976, Đoàn chèo Nam Dân xã Thượng Kiệm được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Trong thời kỳ đất nước hòa bình, thống nhất và nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Sơn luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn thử thách, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Đảng đề ra là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong hơn 10 năm (2010-2022) triển khai thực hiện, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đã tham gia đóng góp hơn 130 tỷ đồng tiền mặt, trên 100 nghìn ngày công lao động, hiến trên 90 ha đất, tháo dỡ hơn 1.000 m2 tường rào để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi.
Cổng chào là công trình văn hóa, thể hiện lòng mến khách của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Kim Sơn.
Về Kim Sơn hôm nay không khó để nhận ra sự "thay da đổi thịt" của vùng quê anh hùng. Đến nay, 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 91 thôn, xóm đạt khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu. 78/78 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, 3/4 trường Trung học phổ thông được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1. 100% các xã, thị trấn, các thôn, xóm, khối, phố có nhà văn hóa, khu thể thao phổ thông. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá (trên 7,5%). Giá trị trên 1ha canh tác đạt gần 200 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 61 triệu đồng/người/năm.
Là điểm sáng về phong trào hiến tặng giác mạc, được đông đảo Nhân dân, nhất là đồng bào Công giáo tham gia. Đến hết năm 2023, Kim Sơn có trên 12.000 người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, và đã có trên 433 người hiến giác mạc thành công, dẫn đầu về số người hiến trên cả nước, được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế ghi nhận và biểu dương là đơn vị dẫn đầu toàn quốc.
Công tác xây dựng Đảng được tập trung thực hiện đồng bộ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày càng đáp ứng yêu cầu. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền các cấp. Năm 2012, Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Sơn vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2023, huyện Kim Sơn đã tổ chức thành công Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022, hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch tỉnh giao.
Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Huyện tổ chức Lễ đặt vòng hoa viếng các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện, dâng hương tại Đền Nguyễn Công Trứ và mộ Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Thăm và tặng quà Lão thành cách mạng. Bên cạnh đó, sôi nổi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: Bóng chuyền, Bơi chải, Kéo co, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ tướng. Thông qua các hoạt động, khơi dậy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương vùng đất mở, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng năm nhân dịp Quốc khánh 2/9, huyện Kim Sơn tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao thu hút đông đảo nhân đến xem, cổ vũ.
Những ngày này, dù đang có mặt ở Việt Nam hay ở đâu đó xa Tổ Quốc nhưng đã là người con của quê hương thì hẳn trong tim đều bồi hồi nhớ về dân tộc, quê hương bởi trong ký ức luôn sống dậy khí thế đầy tự hào về Quốc khánh 2-9-1945 lịch sử. Còn đối với nhân dân Kim Sơn, mỗi năm được đón Tết Độc lập trong hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc, Đảng bộ, Nhân dân Kim Sơn lại càng nhớ về Người, từ đó quyết tâm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết lương giáo, tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với tên gọi Kim Sơn- Núi vàng.
Bùi Lan
-
Kim Sơn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Uốn ván-Bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Thứ tư, 18/12/2024
-
Ngày làm việc thứ hai và Bế mạc kỳ họp thứ Hai mươi tư, Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026
Thứ năm, 12/12/2024
-
Khai mạc Kỳ họp thứ Hai mươi tư, Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026
Thứ tư, 11/12/2024
-
Đền thờ Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - nơi lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử
Thứ bảy, 07/12/2024
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ tư, 20/11/2024
-
Công an huyện Kim Sơn: Đảm bảo an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
Thứ hai, 04/11/2024
-
Kỳ họp thứ Hai mươi hai HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua 8 Nghị quyết quan trọng
Thứ ba, 15/10/2024
-
MTTQ Việt Nam huyện tiếp nhận gần 1 tỷ 600 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi)
Thứ tư, 18/09/2024
-
Tết Trung thu trao gửi yêu thương
Thứ hai, 16/09/2024
-
Người dân Kim Sơn hướng về đồng bào vùng lũ
Thứ bảy, 14/09/2024
-
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Ban hành: 09/05/2024
-
Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ban hành: 03/04/2024
-
QĐ ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đat chuẩn đô thị văn minh
Ban hành: 18/02/2022
-
Giới thiệu điểm mới tại thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 về phương pháp tính thuế GTGT
Ban hành: 20/09/2017
-
Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính
Ban hành: 27/04/2017
-
Quyết định về việc ban hành Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.
Ban hành: 05/04/2017
-
Quyết định Ban hành Quy chế hoạt động của ban biên tập trang thông tin điện tử Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình
Ban hành: 03/03/2017
-
Kế hoạch sưu tầm, tư liệu, tài liệu, hiện vật để chuẩn bị trưng bầy tại nhà truyền thống thành phố Ninh Bình
Ban hành: 08/02/2017
-
Quyết định về việc ban hành trương trình công tác năm 2017
Ban hành: 19/01/2017
-
Kế hoạch thực hiện chương trình toàn khóa số 2
Ban hành: 04/01/2017
Lượt truy cập: 130646
Trực tuyến: 66
Hôm nay: 528